Ngày 17/11,àTrươngMỹLanbịcáobuộcchiếmđoạthơntỷđồngcủhồn trương ba da hàng thịt bà Lan bị Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an, đề nghị truy tố về ba tội: Đưa hối lộ, Vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng vàTham ô tài sản.
Liên quan vụ án, 85 người còn lại bị đề nghị truy tố về các tội: Tham ô tài sản, Vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng, Nhận hối lộ, Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Ngoài ba tội danh trên, bà Lan còn bị khởi tố tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua việc phát hành trái phiếuvà Rửa tiền. Tuy nhiên, cơ quan điều tra đã tách vụ án này ra để tiếp tục điều tra và xử lý sau.
Theo kết luận điều tra, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) là một loại hình công ty cổ phần, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp; đồng thời là một tổ chức tín dụng, hoạt động theo Luật Các tổ chức tín dụng.
Bà Lan không nắm giữ chức vụ nào tại SCB nhưng là người có quyền tại đây vì từ khi sáp nhập (năm 2012) đến nay bà luôn nắm cổ phần chi phối từ 85% đến 91,5%; số cổ phần còn lại (<10%) do hơn 4.000 cổ đông nhỏ lẻ nắm giữ.
Theo Bộ Công an, với việc nắm cổ phần chi phối hoạt động, bố trí người thân tín giữ các chức vụ lãnh đạo chủ chốt tại Ngân hàng SCB (Hội đồng quản trị, Ban điều hành) nên mọi hoạt động của ngân hàng này "đều cơ bản phục vụ hoạt động" của bà Lan.
Bà Lan bị cáo buộc sử dụng SCB để huy động vốn, sau đó chỉ đạo người tại SCB và Vạn Thịnh Phát lập hồ sơ hợp thức hóa như một khoản vay để rút tiền. Cơ quan điều tra cho hay dù áp dụng "cách tính có lợi cho bị can" nhưng số tiền bà Lan chiếm đoạt đặc biệt lớn, lên đến 304.096 tỷ đồng của SCB. Đây được xác định là tiền người dân, khách hàng gửi.
Số tiền này đến nay ngân hàng không thể chi trả và còn phát sinh lãi hơn 129.372 tỷ đồng. Như vậy, bà Lan bị cáo buộc gây thiệt hại tổng cộng hơn 415.000 tỷ đồng.
Theo Bộ Công an, từ năm 2018 đến 2020, các nghi phạm liên quan tại Công ty CP Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Công ty CP Tập đoàn Đầu tư An Đông và một số công ty, tổ chức còn có "hành vi gian dối, làm trái quy định pháp luật" để tạo lập 25 gói trái phiếu có tổng giá trị hơn 30.000 tỷ đồng. Họ bán lô trái phiếu này nhằm mục đích huy động tiền rồi chiếm đoạt.
Vụ án liên quan Tập đoàn Vạn Thịnh Phát được C03 điều tra từ ngày 7/10/2022 với 4 người đầu tiên bị bắt là bà Trương Mỹ Lan; Trương Huệ Vân, Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn quản lý Bất động sản Windsor; Nguyễn Phương Hồng, trợ lý Vạn Thịnh Phát; Hồ Bửu Phương, cựu chủ tịch HĐQT Công ty CP Chứng khoán Tân Việt, cựu Phó tổng giám đốc phụ trách tài chính Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Ngày 28/3, C03 khởi tố bà Đỗ Thị Nhàn (cựu cục trưởng Thanh tra, giám sát ngân hàng II thuộc Ngân hàng Nhà nước) và 4 người của đoàn thanh tra liên ngành thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Bộ Công an đang truy nã hai cựu chủ tịch Ngân hàng SCB Nguyễn Thị Thu Sương và Đinh Văn Thành cùng 5 cấp dưới Chiêm Minh Dũng, cựu phó tổng giám đốc SCB; Trầm Thích Tồn, cựu thành viên HĐQT SCB; Sun Henry Ka Ziang, quốc tịch Trung Quốc, thành viên HĐQT SCB; Lam Lee George, quốc tịch Canada, cựu thành viên Hội đồng quản trị SCB; Nguyễn Lâm Anh Vũ, cựu phó giám đốc Chi nhánh Bến Thành SCB.
Bà Trương Mỹ Lan bị cáo buộc chiếm đoạt số tiền lớn như thế nào
So với quy mô GDP Việt Nam tới cuối quý III năm nay (4,7 triệu tỷ đồng), số tiền 304.096 tỷ đồng mà bà Trương Mỹ Lan bị cáo buộc chiếm đoạt tương đương 6%.
Xét các chỉ tiêu về hoạt động của ngành ngân hàng, con số này bằng 2,4% tổng dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế (12,75 triệu tỷ đồng) tính tới cuối quý III, bằng 11% tổng dư nợ cho lĩnh vực bất động sản. Số tiền này cũng tương đương với tổng tài sản một ngân hàng quy mô tầm trung trên thị trường hiện nay.
304.096 tỷ đồng cũng nhiều hơn vốn hóa của 9/10 doanh nghiệp lớn nhất sàn chứng khoán hiện nay, chỉ đứng sau vốn hóa của Vietcombank (mã VCB). Cụ thể, kết phiên 15/11, VCB có vốn hóa trên sàn chứng khoán đạt 490.000 tỷ đồng. 9 doanh nghiệp còn lại trong top 10 đều dưới 300.000 tỷ (BIDV - mã BID là 223.300 tỷ đồng; Vinhomes gần 180.500 tỷ đồng còn Vingroup hơn 173.000 tỷ đồng).
Theo Real Time Billionaires ngày 18/11/2023 của Forbes, Việt Nam có 5 tỷ phú USD: Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng (4,5 tỷ USD); CEO VietJet Air Nguyễn Thị Phương Thảo (2,3 tỷ USD); Chủ tịch Hòa Phát Trần Đình Long (2,2 tỷ USD); Chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh (1,3 tỷ USD) và Chủ tịch Thaco Trần Bá Dương (1,5 tỷ USD).
Như vậy, số tiền 12,53 tỷ USD bà Trương Mỹ Lan bị cáo buộc chiếm đoạt của SCB lớn hơn tổng tài sản của cả 5 tỷ phú Việt Nam (hiện ở mức 11,8 tỷ USD) và gấp 3 lần tài sản của người giàu nhất Việt Nam - ông Phạm Nhật Vượng.